THÀNH PHỐ MELBOURNE
Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc (sau Sydney), với dân số khoảng 3,6 triệu (2001) bao gồm cả ngoại ô và 69.670 trong Thành phố Melbourne (phần trung tâm nội ô). Tên của thành phố này đọc là "Meo-bờn". Khẩu hiệu thành phố là "Vires acquirit eundo" nghĩa là "chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới." Melbourne đã từng là thủ đô của Úc từ 1901 đến 1927.
Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb, Tử tước Melbourne, người sống gần Melbourne ở Derbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là "Mill Stream".
Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là "Thành phố dễ sống nhất thế giới" dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội, lần đầu vào năm 2002, và lần sau vào năm 2004. Năm 2005, nó xuống hàng thứ 2, sau Vancouver của Canada. Tạp chí Utne Reader viết: "Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu" (2001).
Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New York và Paris.
Địa lý: Melbourne nằm ở góc đông-nam lục địa châu Úc, và là thành phố nằm ở cực nam lục địa. Về mặt địa chất, thành phố được xây dựng trên nơi hợp dòng của dòng dung nham Quaternary chảy về hướng tây và vùng trầm tích cát Holocene theo hướng đông-nam dọc cảng Phillip. Vùng ngoại ô của thành phố vươn ra theo hướng đông, hướng con sông Yarra đến dãy núi Yarra và dãy Dandenong phía đông-nam của cửa vịnh và dọc theo sông Maribyrnong và các nhánh sông hướng tây và hướng bắc của nó đến các vùng đồng bằng. Khu trung tâm kinh doanh (thành phố gốc ban đầu) thì nằm trên trên khu nổi tiếng Hoddle Grid, bờ phía nam của nó đối diện với Yarra.
Lịch sử: Melbourne được thành lập vào năm 1835 bởi những người khai hoang đến từ vùng Van Diemen (Tasmania). Nó được xây dựng trên đất của người Kulin, cư dân bản địa của vùng đất này. Melbourne là thủ phủ đầu tiên của quận Port Phillip, New South Wales và sau đó là thuộc địa tách biệt của bang Victoria. Việc tìm thấy vàng ở Victoria vào thập niên 1850 đã dẫn đến một làn sóng tìm vàng ở Victoria, Melbourne nhanh chóng trở thành một trung tâm cảng biển và dịch vụ. Sau đó, nó trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của Úc. Suốt thập niên 1880, Melbourne là thành phố lớn thứ hai của Đế quốc Anh, và được biết đến với cái tên "Melbourne kỳ diệu" (Marvellous Melbourne). Kiến trúc thời Victoria hiện diện khắp nơi ở Melbourne và ngày nay thành phố này là nơi có nhiều nhất những kiến trúc thời đại Vitoria còn tồn tại so với các thành phố khác trên khắp thế giới ngoại trừ Luân Đôn.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, Melbourne đã trở thành Thủ đô của Liên bang Úc. Quốc hội Liên bang đầu tiên được thành lập vào ngày 9 tháng 5 ở Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia. Trụ sở chính phủ và thủ đô của quốc gia được đặt ở Melbourne cho đến năm 1927, khi nó được chuyển đến Canberra. Melbourne tiếp tục phát triển trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, đặc biệt với các dân di cư sau Thế chiến thứ hai và uy tín trong việc tổ chức Thế vận hội mùa hè 1956 vào năm 1956. Ngay cả sau khi thủ đô chính trị được dời đến Canberra. Melbourne vẫn tiếp tục là trung tâm kinh doanh và tài chính cho đến thập niên 1970, khi nó bắt đầu đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay Sydney. Thêm vào đó, Melbourne cũng là một trung tâm phát triển của các loại hình nghệ thuật.
Vào thập niên 1980, Melbourne trải qua một cuộc khủng hoảng do nạn chảy máu nhân lực cho New South Wales và Queensland. Vào thập niên 1990, chính phủ của Thủ hiến Jeff Kennett thuộc Đảng Tự do tìm cách thay đổi xu hướng trên bằng sự phát triển các tòa cao ốc công cộng mới (như Viện bảo tàng Melbourne, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Melbourne, Crown Casino), và việc quảng bá những sự kiện, thành tựu xuất sắc của Melbourne ra bên ngoài và cộng đồng cư dân Melbourne. Việc làm này được tiếp tục dưới chính phủ của thủ hiến đương nhiệm, Steve Bracks, thuộc Đảng Lao động.
Melbourne được thành lập vào năm 1835 bởi những người khai hoang đến từ vùng Van Diemen (Tasmania). Nó được xây dựng trên đất của người Kulin, cư dân bản địa của vùng đất này. Melbourne là thủ phủ đầu tiên của quận Port Phillip, New South Wales và sau đó là thuộc địa tách biệt của bang Victoria. Việc tìm thấy vàng ở Victoria vào thập niên 1850 đã dẫn đến một làn sóng tìm vàng ở Victoria, Melbourne nhanh chóng trở thành một trung tâm cảng biển và dịch vụ. Sau đó, nó trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của Úc. Suốt thập niên 1880, Melbourne là thành phố lớn thứ hai của Đế quốc Anh, và được biết đến với cái tên "Melbourne kỳ diệu" (Marvellous Melbourne). Kiến trúc thời Victoria hiện diện khắp nơi ở Melbourne và ngày nay thành phố này là nơi có nhiều nhất những kiến trúc thời đại Vitoria còn tồn tại so với các thành phố khác trên khắp thế giới ngoại trừ Luân Đôn.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, Melbourne đã trở thành Thủ đô của Liên bang Úc. Quốc hội Liên bang đầu tiên được thành lập vào ngày 9 tháng 5 ở Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia. Trụ sở chính phủ và thủ đô của quốc gia được đặt ở Melbourne cho đến năm 1927, khi nó được chuyển đến Canberra. Melbourne tiếp tục phát triển trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, đặc biệt với các dân di cư sau Thế chiến thứ hai và uy tín trong việc tổ chức Thế vận hội mùa hè 1956 vào năm 1956. Ngay cả sau khi thủ đô chính trị được dời đến Canberra, Melbourne vẫn tiếp tục là trung tâm kinh doanh và tài chính cho đến thập niên 1970, khi nó bắt đầu đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay Sydney. Thêm vào đó, Melbourne cũng là một trung tâm phát triển của các loại hình nghệ thuật.
Vào thập niên 1980, Melbourne trải qua một cuộc khủng hoảng do nạn chảy máu nhân lực cho New South Wales và Queensland. Vào thập niên 1990, chính phủ của Thủ hiến Jeff Kennett thuộc Đảng Tự do tìm cách thay đổi xu hướng trên bằng sự phát triển các tòa cao ốc công cộng mới (như Viện bảo tàng Melbourne, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Melbourne, Crown Casino), và việc quảng bá những sự kiện, thành tựu xuất sắc của Melbourne ra bên ngoài và cộng đồng cư dân Melbourne. Việc làm này được tiếp tục dưới chính phủ của thủ hiến đương nhiệm, Steve Bracks, thuộc Đảng Lao động.
Dân số Melbourne tăng một cách đột ngột vào thời kỳ mọi người đổ xô đi tìm vàng. Gần 125,000 người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây chỉ trong một năm. Trong 2 thập niên sau đó, 1870 và 1880, Melbourne là thành phố đông dân nhất Úc.
Vào thập niên 1890, sự suy sụp kinh tế sâu sắc đã hạ gục Melbourne. Dân số Melbourne sụt giảm một lượng lớn trong những năm 1890 là kết quả của làn sóng những người thất nghiệp di cư về phía tây để tìm vàng hoặc việc làm trong những ngành công nghiệp mới mẻ được kích thích bởi thứ kim loại quý giá này.
Nhu cầu về dân số tăng lên và lực lượng lao động đã tiếp nhận nhiều người Anh, Nam Tư, Hà Lan, Đức, Ả Rập và Maltese di cư đến sau năm 1945. Một số lớn người Ý và Hy Lạp cũng đã đến vào những thập niên 1950 và 1960, trở thành những cộng đồng lớn nhất bên cạnh những cộng đồng khác từ Anh và Ireland. Melbourne là nơi có cộng đồng người Hy Lạp có tổ tiên sinh sống ngoài đất nước Hy Lạp đông nhất thế giới.
Trong những thập niên 1970 và 1980, những người tị nạn từ Campuchia và Việt Nam đã chọn Melbourne làm quê hương cùng với người Ấn Độ, Philippines và Malaysia. Làn sóng dân di cư gần đây nhất đến từ Nam Phi.
Mặc dù Brisbane và Perth là những thành phố phát triển nhanh hơn (chỉ trong một vài giai đoạn) và sự di cư nội bộ trong mạng lưới các tiểu bang của Victoria thay đổi bất thường, thống kê cho thấy dân số Melbourne tăng xấp xỉ 50.000 người một năm kể từ năm 2003, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Úc.
Sự thu hút một tỉ lệ lớn những người di cư từ hải ngoại và di cư trong nội bộ các tiểu bang từ Sydney có nguyên nhân chủ yếu từ việc "dễ dàng" được cấp nhà.
Trong những năm gần đây, ở Melton, Wyndham và Casey các thống kê đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong tất cả các chính quyền địa phương ở Úc.
Giao thông: Melbourne được trang bị một hệ thống giao thông công cộng. Nó có một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Giống như bất cứ thành phố lớn khác trên thế giới, Melbourne có một hệ thống giao thông hoà nhập, tuy nhiên những vùng ngoại ô vẫn gặp khó khăn về đi lại. Cảng Melbourne là hải cảng vận chuyển hàng hoá lớn nhất nước Úc. Sân bay Melbourne đứng thứ hai của quốc gia về số lượng khách.
Thể thao: Melbourne là quê hương của mười trong mười sáu đội bóng của Liên đoàn bóng đá Úc. Mỗi tuần các đội này thi đấu năm trận với số khán giả trung bình mỗi trận khoảng 35.000 người. Melbourne là nơi khai sinh bóng bầu dục Úc và môn thể thao này vẫn là môn thể thao phổ biến nhất tại bang Victoria. Vòng chung kết Lớn (một trong những sự kiện thể thao lớn nhất nước Úc) được tổ chức vào tuần cuối của tháng 9 tại Sân vận động Cricket Melbourne (một khu vực rộng có thể chứa đến 100.000 khán giả). Melbourne là nơi đăng cai Giải quần vợt Úc Mở rộng (là một trong bốn giải Grand Slam); Melbourne Cup – một giải đua ngựa uy tín nhất thế giới; Giải đấu cricket lớn 'Boxing Day' nổi tiếng tổ chức hàng năm từ 26-30 tháng 12 tại Sân vận động Cricket Melbourne; và giải đua xe F1 nước Úc.
Melbourne Storm, chơi ở Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia, được đặt tại Olympic Park. Olympic Park cũng là sân nhà của đội bóng Melbourne Victory, chơi ở giải bóng đá dạng mới của Úc, giải A-League.
Melbourne cũng là đồng tổ chức Cúp Bóng bầu dục Thế giới 2003, gồm nhiều trận đấu vòng tròn và cả các trận bán kết - tất cả các trận đều thi đấu Telstra Dome. Melbourne cũng là thành phố đầu tiên không thuộc Mỹ đăng cai Giải Bắn súng Cảnh sát Thế giới 1995 và Cúp President 1999 cho golf; cũng là thành phố đầu tiên ở Nam bán cầu tổ chức giải vô địch thế giới Cup Polo (2001). Sự kiện thể thao lớn mới nhất tại thành phố là Đại hội thể thao của Khối thịnh vượng chung 2006 (Commonwealth Games).
Vào 2007, Melbourne sẽ là chủ nhà của Giải vô địch Thế giới các môn Thể thao dưới nước.
Công viên và vườn tược Melbourne thường được nhắc đến như thành phố cây xanh của nước Úc, và bang Victoria là ""Bang Vườn cây", vì nhiều lý do. Có rất nhiều công viên và vườn cây gần khu trung tâm với nhiều chủng loại cây; từ cây thường đến quý hiếm ở giữa một khung cảnh tuyệt đẹp, những vỉa hè, những đại lộ với những hàng cây đã làm Melbourne trở nên một trong những thành phố xanh tươi nhất thế giới. Cũng có nhiều công viên ở những vùng ngoại ô Melbourne như Stonnington và Booroondara, phía đông nam của khu trung tâm. "Victoria – Bang Vườn Cây" được sử dụng trên biển số xe hơi ở Victoria cho đến năm 1995 và nhiều thị trấn trong vùng có những vườn thực vật được chăm sóc, những công viên và đại lộ trồng cây.